Đối phó với mụn như thế nào?
14/08/2015| 20:01 PM

Đối phó với mụn như thế nào?

     Theo các chuyên gia cho biết thì việc nặn mụn là không nên chút nào đâu nhé.
Trước hết, có 3 nguyên nhân chính gây mụn trên da của bạn.

- Là do tình trạng của nang lông – hoạt động quá mức của tuyến bã nhờn trên da gây tiết nhiều nhờn, bít nang lông gây ứ đọng và tích lại thành nhân mụn.
- Là do sự phát triển của vi khuẩn gây viêm đỏ hình thành mụn mủ.
- Là do sự thay đổi nội tiết tố hoặc các yếu tố như môi trường, chế độ dinh dưỡng, mỹ phẩm…

Khi da bị mụn, con gái chúng mình đều thường hay có thói quen dùng tay sờ lên da, cậy hay nặn… Tuy nhiên, ít ai để ý rằng chính những hành động này đã tiếp tay làm mụn phát triển nhiều hơn.

      Tay chúng ta có chứa rất nhiều vi khuẩn, việc táy máy nhiều hay cố tình nặn cậy sẽ truyền vi khuẩn từ tay sang da, làm cho mụn bùng phát trên diện rộng với quy mô và nguy hiểm hơn ban đầu đó. Chưa kể việc đẩy lùi những vị khách cứng đầu này một cách không triệt để hoặc không đúng cách sẽ làm phá vỡ nang lông, mủ và nước vàng chảy ra sẽ tạo cho mụn có dịp tấn công sang các vùng da lân cận . Thật quá nguy hiểm đúng không nào?
      Bạn không nên nặn mụn vì sẽ rất đau, bạn nên biết mụn có nhiều loại, loại bọc có mủ, đầu đen, trứng cá… mụn có thể mọc ở những nơi nhạy cảm, những vùng da có nhiều dây thần kinh. Chính vì vậy mà bạn sẽ rất đau nếu chạm tới chúng. Do đó thay vì việc tự ý nặn mụn thì trước hết bạn cần xin lời khuyên từ bác sĩ da liễu hoặc phải xác định dạng mụn của mình là loại nào? có thích hợp để nặn hay không?
Việc nặn mụn không đúng cách rất dễ để lại sẹo hay các vết thâm trên da. Bạn nặn khi mụn còn quá non, cố tình nặn, nặn bằng những dụng cụ không vệ sinh… tất cả những điều này vô tình làm da bạn bị tổn thương và để lại những vết sẹo, vết thâm không mong muốn. Có những bạn còn bị rỗ mặt nữa đó. Lợi bất cập hại đấy nhé!

      Nếu vẫn muốn nặn mụn thì phải làm sao?

      Đầu tiên bạn rửa tay thật sạch, dụng cụ nặn cần được khử trùng bằng nước sôi, đồng thời vệ sinh da sach với sữa rửa mặt.
Dùng một tô nước nóng để xông hơi toàn bộ khuôn mặt, với khoảng cách 10cm. Việc xông hơi sẽ giúp cho lỗ chân lông nở ra, bụi bẩn dễ dàng trôi ra bên ngoài đồng thời khi nặn sẽ không bị đau.
Chuẩn bị sẳn một lưỡi lam y tế có đầu chich nhọn ( loại ở bệnh viện hay dùng khi lấy máu đi xét nghiệm) phòng hờ với những mụn mủ đã chín mùi nhưng khó lấy.
Dùng khăn giấy mềm quấn vào 2 đầu ngón tay, ấn nhẹ nhàng, dồn lực về trung tâm nơi đầu mụn. Đừng quá vội vàng ấn mạnh nếu bạn không muốn để lại sẹo, hãy từ từ bứng nhân mụn ra nhé.
Cần nặn cho máu và nước vàng ra hết, thấm dứt khoát bằng khăn giấy, bôi một ít dung dịch sát khuẩn lên để khử trùng vết thương.
Cuối cùng thì bạn hãy rửa lại mặt với nước, thấm khô nước bằng bông tẩy trang, dùng sản phẩm trị thâm để chấm vào nốt mụn vừa nặn (nếu có)
Với việc nặn mụn này bạn chỉ nên thực hiện vào buổi tối vì đây là khoảng thời gian da được thả lỏng, mềm hơn, giảm được đau nhức khi nặn.

      Bạn thấy có dễ thực hiện không? nhưng dù sao bạn cũng nên kiểm tra kỹ tình trạng mụn của mình trước khi nặn, và lưu ý rằng cách nặn mụn này chỉ dùng khi thật cần thiết thôi nhé, đừng tuỳ tiện nặn mọi lúc mọi nơi sẽ dễ làm da bị tổn thương lắm đó.